Chế phẩm có tác dụng: kích thích tăng trưởng và kích kháng bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra bệnh chết nhanh đối với cây tiêu
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Chế phẩm có tác dụng: kích thích tăng trưởng và kích kháng bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra bệnh chết nhanh đối với cây tiêu
Thành phần: hàm lượng asiaticoside, đường tổng, vitamin C, hoạt chất chống oxy hóa Mục đích sử dụng: Cung cấp vitamin, các hợp chất thứ cấp, hợp chất chống oxi hóa, tốt cho sức khỏe Cách sử dụng: Cho 2 thìa bột khuấy đều trong nước ấm Thời hạn: 02 tháng
Bokashi trầu là chế phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ chiết suất từ dịch chiết lá trầu và lên men với các vi sinh vật có lợi, chế phẩm tạo nên có thành phần chủ yếu: Eugenol, Chavicol, Estradiol, Cadinen và các hợp chất phenol khác từ chất chiết lá trầu, và các vi sinh vật chủ yếu nhóm Lactobacillus spp. Sản phẩm vừa có khả năng kháng khuẩn và có khả năng tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Đơn vị tính: 1 lít; 5 lít
- Thành phần: Hiệu giá kháng thể Anti-PirAB ≥ 3.200 - Mục đích sử dụng: Phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra trên tôm thẻ chân trắng. - Cách sử dụng: Phối trộn vào thức ăn công nghiệp cho tôm ăn, theo liều lượng như sau: + Phòng bệnh: 05 - 10g chế phẩm/1kg thức ăn, cho ăn tôm ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm 3 ngày/01 lần. + Trị bệnh: 25 - 50g chế phẩm/1kg thức ăn, cho ăn tôm ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm 1 ngày/01 lần. - Quy cách đóng gói: 500 g/gói
Thành phần: Bột rau má có độ hòa tan trên 94%, hàm lượng asiaticoside 1mg/g. Mục đích sử dụng: sử dụng liền hoặc làm nguyên liệu bổ sung cho sản phẩm khác. Cách sử dụng: Dùng nước nóng trên 70°C rót vào sản phẩm, khuấy đều trước khi sử dụng, hoặc làm nguyên liệu phối trộn trong các món bánh, bột; Thời hạn: 6 tháng
Thành phần: Hoạt chất sinh học từ cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus); Lactobacillus sp., Bacillus sp. Công dụng: tăng cường chức năng gan, phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPND); bệnh xuất huyết trên cá. Ngoài ra sản phẩm còn hỗ trợ khả năng tiêu hóa thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước nuôi. Liều dùng và cách phòng trị: - Phòng bệnh: 15 - 20 mL/kg thức ăn, cho ăn suốt trong quá trình nuôi. Cho ăn 3 cử/ngày. -Trị bệnh: 30 - 40 mL/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 7 ngày. Lắc đều sản phẩm trước sử dụng, trộn đều vào thức ăn công nghiệp trước khi cho ăn 20 - 30 phút. Trộn chung được với các loại thức ăn bổ sung khác như Vitamin C, men tiêu hóa, dầu mực,...Lưu ý: Không trộn chung với kháng sinh. -Sản phẩm thuộc đề tài KH&CN cấp Bộ CT-2018-DHH-07, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế là tổ chức thực hiện.
Bộ Kit mPCR được sử dụng để chẩn đoán và phát hiện chính xác tác nhân vi khuẩn Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi, đặc biệt là loài Vibrio parahaemolyticus và Vibrio shilonii. Bộ kit có thể được sử dụng trên tất cả các loài tôm từ giai đoạn ấu trùng cho đến trưởng thành khỏe mạnh hay có nghi nhiễm bệnh hoặc mẫu nước ao nuôi và mẫu bùn để phát hiện nguồn gây bệnh nhằm có biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả nhất. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả độ đặc hiệu đạt từ 53,7 - 96,9% và độ nhạy đạt từ 44,4 – 90,6% (ở nồng độ khuôn mẫu thấp nhất là 0,02 ng/µl), tùy vào loại khuôn mẫu DNA sử dụng. Nhóm tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Liên và cs; Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế
Thành phần: –Cao hoạt chất chính cở sữa lá nhỏ: 1,1 g; –Nước cất vừa đủ: 1lit Tác dụng: Giảm thiểu bệnh tiêu chảy ở lợn con, Nâng cao năng suất và chất lượng lợn con để có cơ sở tốt cho sinh trưởng, phát triển của lợn trong các giai đoạn tiếp theo; hỗ [...]
Bộ KIT được sử dụng để phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân gây bệnh lở loét, xuất huyết trên đối tượng cá biển, cá Hồng Mỹ, cá chẽm và cá mú. phát hiện sớm để phòng và trị kịp thời để giảm thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Hiệu quả sản phẩm đã thử nghiệm: Kit có độ nhạy trên 85%. Nhóm tác giả: TS Huỳnh Văn Chương và cs; Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế