Sản phẩm từ đề tài KH&CN cấp Đại học Huế; mã số: DHH2020-02-131
Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế;
Chủ nhiệm: PGS.TS. Đỗ Minh Cường
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Máy thu hoạch củ ném được sử dụng để cơ giới hóa khâu thu hoạch củ ném được trồng trên đất cát tại Thừa Thiên Huế. Máy có kết cấu đơn giản, dễ dàng vận hành, chi phí hợp lý cho người nông dân trồng ném
Máy được liên kết treo với máy kéo bánh lốp, công suất từ 24–50 HP
TT | Chức năng | Thông số kỹ thuật |
1 | Năng suất máy, ha/h | 0,3 |
2 | Vận tốc làm việc trung bình , km/h | 3,0 |
3 | Tốc độ làm việc của sàng rôto, (km/h)/tốc độ quay của sàng rôto, (vg/ph) |
3,3/88 |
4 | Biên độ lắc (mm)/tần số lắc của sàng lắc (lần/phút) | 50/150 |
5 | Độ ẩm đất khi làm việc, % | <15 |
6 | Hiệu suất đào %, | >90 |
7 | Hiệu suất phân ly đất, % | >96 |
8 | Mức độ hư hại củ, % | <2 |
9 | Tốc độ trục thu công suất, vg/ph | 540 |
10 | Liên kết với máy kéo | Treo/nửa treo |
11 | Nguồn động lực | Máy kéo Kubota 24-35 hP |
12 | Phạm vi làm việc của máy | Thu hoạch ném trên đất cát |
Sản phẩm từ đề tài KH&CN cấp Đại học Huế; mã số: DHH2020-02-131
Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế;
Chủ nhiệm: PGS.TS. Đỗ Minh Cường
Măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) là một trong những loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước. Các kết quả nghiên cứu này, được thực hiện như: [...]
Sản phẩm: Phân bón hữu cơ và phân bón thủy canh từ cây chùm ngây Tác dụng: cải tạo đất giúp đất tơi xốp, thông thoáng Lĩnh vực áp dụng: nông nghiệp, phân bón bổ sung cho các loại cây trồng ngắn ngày, cây rau, trồng rau theo hệ thống thủy canh; Nhóm tác giả: PGS.TS Trương Thị Hồng Hải và cs; Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế Sản phẩm phân bón hữu cơ chùm ngây HUIB - MORIFER đã được đăng công báo sở hữu công nghiệp số 392, tập A - quyển 3 (11.2020)
Chế phẩm chứa hỗn hợp vi khuẩn Pediococcus (10^8 CFU/mL) + fructooligosaccharide Cách dùng: xịt đều lên thức ăn cho tôm với liều 1mL/kg thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C; Hạn sử dụng: 3 tháng
Quy trình này được sử dụng để tổng hợp vật liệu SnO2 từ vỏ cua và các chất khác, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và đời sống nhất là vật liệu nano, chúng có tác dụng làm chất xúc tác, chất bán dẫn,...làm ật liệu có khả năng cảm biến khí NO2
Nhóm tác giả: TS. Đặng Thị Thanh Nhàn và cs;
Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế
Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế - Đại học Huế
Sản phẩm: Dung dịch hạt nano cacbon và quy trình chế tạo Hạt nano cacbon: kích thước từ 2,8 - 19,6 nm Mục đích sử dụng: nhuộm huỳnh quang tế bào gốc trung mô (MSCs) Lĩnh vực áp dụng: sinh học và y học Nhóm tác giả: PGS. TS. Ngô Khoa Quang và cs; Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế
Bokashi trầu là chế phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ chiết suất từ dịch chiết lá trầu và lên men với các vi sinh vật có lợi, chế phẩm tạo nên có thành phần chủ yếu: Eugenol, Chavicol, Estradiol, Cadinen và các hợp chất phenol khác từ chất chiết lá trầu, và các vi sinh vật chủ yếu nhóm Lactobacillus spp. Sản phẩm vừa có khả năng kháng khuẩn và có khả năng tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Đơn vị tính: 1 lít; 5 lít
Thành phần: Hoạt chất sinh học từ cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus); Lactobacillus sp., Bacillus sp. Công dụng: tăng cường chức năng gan, phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPND); bệnh xuất huyết trên cá. Ngoài ra sản phẩm còn hỗ trợ khả năng tiêu hóa thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước nuôi. Liều dùng và cách phòng trị: - Phòng bệnh: 15 - 20 mL/kg thức ăn, cho ăn suốt trong quá trình nuôi. Cho ăn 3 cử/ngày. -Trị bệnh: 30 - 40 mL/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 7 ngày. Lắc đều sản phẩm trước sử dụng, trộn đều vào thức ăn công nghiệp trước khi cho ăn 20 - 30 phút. Trộn chung được với các loại thức ăn bổ sung khác như Vitamin C, men tiêu hóa, dầu mực,...Lưu ý: Không trộn chung với kháng sinh. -Sản phẩm thuộc đề tài KH&CN cấp Bộ CT-2018-DHH-07, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế là tổ chức thực hiện.