Sản phẩm: Dung dịch hạt nano cacbon và quy trình chế tạo
Hạt nano cacbon: kích thước từ 2,8 – 19,6 nm
Mục đích sử dụng: nhuộm huỳnh quang tế bào gốc trung mô (MSCs)
Lĩnh vực áp dụng: sinh học và y học
Nhóm tác giả: PGS. TS. Ngô Khoa Quang và cs;
Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế
Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế
Sản phẩm tương tự
Vật liệu TiO2/g-C3N4 ứng dụng xử lý chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải Lĩnh vực áp dụng: Hóa học, môi trường Nhóm tác giả: Đặng Thị Ngọc Hoa và cs; Chủ sở hữu công nghệ: Đại học Huế Đơn vị nghiên cứu sản phẩm: Trường Đại học Y-Dược Đơn vị xúc tiến chuyển giao: Ban Khoa học, Công nghệ và Quan hệ Quốc tế
Thành phần: Hoạt chất sinh học từ cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus); Lactobacillus sp., Bacillus sp. Công dụng: tăng cường chức năng gan, phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPND); bệnh xuất huyết trên cá. Ngoài ra sản phẩm còn hỗ trợ khả năng tiêu hóa thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước nuôi. Liều dùng và cách phòng trị: - Phòng bệnh: 15 - 20 mL/kg thức ăn, cho ăn suốt trong quá trình nuôi. Cho ăn 3 cử/ngày. -Trị bệnh: 30 - 40 mL/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 7 ngày. Lắc đều sản phẩm trước sử dụng, trộn đều vào thức ăn công nghiệp trước khi cho ăn 20 - 30 phút. Trộn chung được với các loại thức ăn bổ sung khác như Vitamin C, men tiêu hóa, dầu mực,...Lưu ý: Không trộn chung với kháng sinh. -Sản phẩm thuộc đề tài KH&CN cấp Bộ CT-2018-DHH-07, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế là tổ chức thực hiện.
Quy trình 1. Quy trình sản xuất dầu lạc truyền thống có cải tiến công đoạn xử lý nhiệt Quy trình 2. Quy trình bảo quản dầu lạc truyền thống bằng cao chiết tỏi
Bokashi trầu là chế phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ chiết suất từ dịch chiết lá trầu và lên men với các vi sinh vật có lợi, chế phẩm tạo nên có thành phần chủ yếu: Eugenol, Chavicol, Estradiol, Cadinen và các hợp chất phenol khác từ chất chiết lá trầu, và các vi sinh vật chủ yếu nhóm Lactobacillus spp. Sản phẩm vừa có khả năng kháng khuẩn và có khả năng tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Đơn vị tính: 1 lít; 5 lít
Thành phần: Bột rau má có độ hòa tan trên 94%, hàm lượng asiaticoside 1mg/g. Mục đích sử dụng: sử dụng liền hoặc làm nguyên liệu bổ sung cho sản phẩm khác. Cách sử dụng: Dùng nước nóng trên 70°C rót vào sản phẩm, khuấy đều trước khi sử dụng, hoặc làm nguyên liệu phối trộn trong các món bánh, bột; Thời hạn: 6 tháng
Chế phẩm GL có thành phần như sau: Chitosan Oligosaccharide (COS): 15 gam/L, Nano đồng: 16,5 gam/L, Nano bạc: 1,08 gam/L, Nano silica: 1 gam/L, Ion kẽm: 6,5 gam/L.
Cá căng hay còn gọi là cá ong căng có tên khoa học là Terapon jarbua, là loài cá đặc sản của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, cá có chất lượng thịt thơm ngon và giàu chất bổ dưỡng. Tuy nhiên nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm do hoạt đọng khai thác quá mức. Vì vậy quy trình sản xuất giống cá Căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) của nhóm nghiên cứu tạo ra sản phẩm con giống có tỷ lệ sống của cá giống cao, cá Căng giống được thuần dưỡng với thức ăn công nghiệp, tăng trưởng nhanh và năng suất sinh sản cao, chủ động được nguồn cá Căng giống, cải thiện năng suất và lợi ích kinh tế và thúc đẩy sự phát triển ngành nuôi cá Căng trong các thủy vực nước lợ mặn